Hiện tại vào khoảng cuối năm 2016 và đầu năm 2017 ,cụ thể là trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao, có ngân hàng lại đưa ra chính sách khuyến mãi nhằm hút người gửi tiền, vì ra tết số tiền người dân tích kiệm trong cả năm sẽ được tung ra thị trường
1.Làm cho lãi suất tăng đồng loạt
Những ngày cuối năm 2016 đầu năm 2017, nhiều ngân hàng nâng lãi suất huy động lên khá cao.
Đầu tiên là phải kể đến như Eximbank nâng lãi suất thêm 0,1 – 0,2%, với tiền gửi kỳ hạn một tháng lên 4,6% một năm, 3 tháng lên 5%/năm và 6 tháng là 5,6%, hơn cũng khá nhiều so với trong năm
Rồi đến Sacombank lãi suất kỳ hạn 2 tháng và 6 tháng với mức tăng từ 0,2%/năm. Sau khi điều chỉnh, lãi suất kỳ hạn 2 tháng tăng từ 4,9%/năm lên 5,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng lãi suất tăng từ 5,9%/năm lên 6%/năm, con số cũng ấn tượng đó.
TPBank, Techcombank, VPBank, PVcombank…cũng tăng lãi gửi tiền đồng thêm 0,1-0,3% mỗi năm cho một số kỳ hạn ngắn trong 1 năm.
Ngoài ra hầu hết các ngân hàng đều cộng thêm lãi suất từ 0,1 – 0,3% cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm online. Hình thức gửi tiết kiệm online này khá đơn giản và tiện lợi cho người dân, giúp họ không phải mất thời gian ngồi chờ đợi làm các thủ tục tại quầy ở các chi nhánh, trong khi ngân hàng cũng tiết kiệm được 1 khoảng thời gian phục vụ khách hàng tại quầy. Nhưng các ngân hàng luôn phải chú ý đến tổng lãi suất không vượt quá quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5,5%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Có một số ngân hàng cộng thêm lãi suất từ 0,1 cho đến 0,5% đối với những khách hàng VIP có khoản tiền gửi chục tỷ hoặc trăm tỷ đồng và kỳ hạn dài, đây là những đối tượng mà khách hàng chăm sóc rất kĩ lưỡng
2.Lãi suất cao nhất tới hơn 8%/năm có nếu gửi kỳ hạn dài hay không ?
Đối với các ngân hàng cổ phần mà do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank đang có mức lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động từ 6,5% cho đến 7%/năm, khá là cao so với các ngân hàng khác
Các ngân hàng “0 đồng” do Nhà nước giữ 100% vốn là OceanBank, CBBank và GPBank thì lãi suất từ 7% – 7,4%/năm.
Nhóm các ngân hàng mà có cổ phần lớn như Sacombank, VPBank, Techcombank, Eximbank, ACB lãi suất từ 6,8% – 7,7%/năm.
Các ngân hàng nhỏ như OCB, Bảo Việt, Bản Việt, NCB thì lãi suất từ 7,5% cho đến 8%/năm, trong đó NCB có lãi suất cao nhất so với các ngân hàng khác.
3.Lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng ở ngân hàng cổ phần tư nhân cao hơn hẳn so với các ngân hàng khác
Sự so sánh về lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân hàng cổ phần tư nhân và ngân hàng cổ phần của Nhà nước là khá rõ rệt .
Đối với 3 ngân hàng lớn nhất là BIDV, Vietcombank, VietinBank lãi suất 1 tháng chỉ 4,3%/năm, 3 tháng là 4,8%/năm và 6 tháng cũng chưa đến 5,5%/năm. Mà trong khi đó ở các ngân hàng cổ phần lớn như Sacombank, Techcombank, VPBank, ACB lại dao động từ 4,7% cho đến 5,2%/năm (ngoài ra còn cộng thêm nếu gửi online). Ở các ngân hàng nhỏ thì mức lãi suất phổ biến từ 5,3 – 5,5%/năm. Nếu là bạn thì bạn sẽ gửi vào đâu ?
Đến hẹn lại lên lãi suất của các ngân hàng đẩy lên cao trước và sau dịp Tết bởi các ngân hàng vừa muốn thu hút người gửi tiền mới lại vừa muốn giữ những khách hàng cũ. Cộng thêm quan niệm của người dân Việt Nam,vào dịp đầu năm mới nếu làm ăn thuận lợi thì sẽ tốt đẹp cho cả năm, nên các ngân hàng cũng đua nhau triển khai các chương trình ưu đãi như tặng lì xì, phiếu bốc thăm may mắn, quay số trúng thưởng…nhằm tri ân khách hàng và kỳ vọng một năm mới tốt đẹp hơn cho cả người gửi và người nhận là ngân hàng.
4.Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo các quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng mình
Hiện nay, hệ thống của các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu lại. Thời gian qua có 3 ngân hàng yếu kém bị ngân hàng nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần, tuy nhiên ngân hàng nhà nước khẳng định rằng sẽ có các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả người đang gửi tiền. Kể cả ở ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, ngân hàng nhà nước cũng truyền đi thông điệp tương tự.
Mới đây, ngày 17/1, phó chánh thanh tra ngân hàng nhà nước ông Nguyễn Văn Hưng khi mà đề cập đến hoạt động tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng vào năm 2017 đã nhắc lại những thông điệp này. Ông Hưng nói, đối tượng bị cơ cấu lại trong thời gian tới bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có cả các ngân hàng bị mua bắt buộc (ngân hàng 0 đồng) và về nguyên tắc là đảm bảo ổn định hệ thống đang hoạt động và bảo vệ những quyền lợi cho những người gửi tiền.
Add Comment